Anh Sơn kể, năm 2003, anh là giáo viên dạy Toán ở Trường THCS Pù Nhi (xã Pù Nhi, huyện Mường Lát).
Đến năm 2004, Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Mường Lát được thành lập, anh được điều động về làm giáo viên của trung tâm. Vì lẽ đó, học trò của anh có đủ độ tuổi, người nhiều tuổi nhất sinh năm 1958, gần gấp đôi số tuổi của anh Sơn khi đó.
“Nhiều người là anh, chị của tôi, thậm chí đang là cán bộ của các xã, cần phải có bằng bổ túc để tiếp tục công tác. Có những nhà mà 2 bố con cùng đi học. Ngoài ra là những cán bộ y tế và thầy cô giáo mầm non, tiểu học khi hầu hết chỉ học 9+3, được tăng cường để xóa mù chữ”, anh Sơn kể.
Thầy giáo Nguyễn Nam Sơn với cái duyên với nhiều gia đình ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa khi dạy cả 3 thế hệ. Ảnh: Thanh Hùng |
Sau 8 năm công tác tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, ngày 1/2/2012, thầy Sơn được điều chuyển đến nhận nhiệm vụ tại Trường THPT Mường Lát mới thành lập.
Và bất ngờ là nhiều học sinh ở đây lại chính là con em của học trò cũ.
“Thuở đó, có một số học sinh cá biệt nên mình phải tìm cách về nhà các em thăm nom, nắm tình hình để có hướng động viên, giúp đỡ. Đến nơi mới biết là con em của học trò cũ, cả thầy, cả trò tay bắt mặt mừng, mọi thứ bỗng trở nên rất dễ dàng. Đó cũng là cái may mắn của tôi”, thầy Sơn kể.
17 năm công tác trong ngành, thầy Sơn nhớ có ít nhất 3 trường hợp mà cả 3 thế hệ trong gia đình đều là học trò của mình. Trong đó, có 2 gia đình người dân tộc Mông, 1 gia đình người dân tộc Thái.
Sau nhiều thế hệ, học sinh cũ vẫn nhớ và nhận thầy. “Nếu mình không gần gũi, không làm đúng vai trò người thầy, thì tôi nghĩ sẽ không có chuyện này”, anh Sơn tâm sự.
Cầu nối thân thiết với học trò
Đến năm 2017, thầy Sơn được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát. Không đứng lớp trực tiếp nhưng thầy Sơn vẫn thường xuyên tham gia vận động, tuyên truyền học sinh đến trường. Anh cho hay, đó có thể coi là một lợi thế bởi có thời gian dài công tác ở Mường Lát.
Thầy Sơn cho hay, do đặc điểm địa bàn khó khăn, trường trải qua nhiều lần “thay máu”, nhiều giáo viên được luân chuyển về xuôi sau một thời gian công tác. Trong khi đó, học sinh là người dân tộc nhiều nên dễ bỡ ngỡ khi tiếp xúc với các thầy cô giáo mới. Đó là lí do thầy Sơn trở thành cầu nối của với học sinh và phụ huynh.
Thầy Nguyễn Nam Sơn (sinh năm 1980, Phó hiệu trưởng Trường THPT Mường Lát). Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
Thầy Nguyễn Nam Sơn trong một lần đến thăm nhà học trò cũ. |
![]() |
Hai học sinh Lò Thị Vững (lớp 11) và Lò Thị Vân (lớp 10) hiện đang học tại Trường THPT Mường Lát. Hai em là con của bố Lò Văn Yêu (áo xanh) và cháu của ông Lò Văn Pén (áo khoác đen), cả 2 đều là học trò cũ của thầy Sơn ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Mường Lát. |
Có mạng lưới học trò rộng khắp, thầy Sơn cho hay, gặp nhiều thuận lợi trong công việc bởi cán bộ, phụ huynh là học sinh cũ.
Khi có công việc gì, phụ huynh cũng thường đến để hỏi xin ý kiến của anh.
Càng công tác và gắn bó với học sinh và bà con, thầy giáo càng thêm yêu vùng đất Mường Lát. Ảnh: Thanh Hùng |
Với những học sinh ương ngạnh, khi được giáo viên chủ nhiệm phản ánh, thầy Sơn luôn lên tận lớp nhẹ nhàng mời các em xuống phòng để trò chuyện.
“Các học sinh khi mắc lỗi thì đã vào tâm thế co cụm và đề phòng với thầy cô nên nếu không tạo tâm lý tốt cho các em sẽ khó thuyết phục và tạo tác dụng ngược”.
Khi học sinh đến, việc đầu tiên, thầy tạo sự gần gũi chứ không đặt ra mục tiêu thuyết phục được các em ngay từ buổi đầu tiên.
“Tôi không bao giờ đề cập đến lỗi của các em ngay mà để các em được tâm sự”.
Những ngày sau đó, thầy Sơn tiếp tục chuyện trò, chia sẻ về làng mạc, gia đình, cuộc sống của các em và khi thầy trò cảm thấy tin tưởng và hiểu nhau, mọi chuyện đều được giải quyết ổn thỏa.
Thầy Sơn nói vui rằng, dù không đứng lớp, nhưng thầy như phó chủ nhiệm của tất cả các lớp học trong trường.
Thanh Hùng
Chiều qua (30/11), đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và vi phạm đạo đức nhà giáo.
" alt=""/>Người thầy 8X của 3 thế hệ học sinh ở Mường Lát- Vai Thúy – người đàn bà chanh chua được nhận xét giống với hình tượng của chị mấy chục năm qua. Chị áp lực làm mới, tránh rập khuôn ra sao?
Nhân vật của tôi là một bà cô ế chồng, xấu, hình ảnh này khán giả đã quá quen thuộc rồi. Tất nhiên từ sân khấu lên màn ảnh rộng, tôi có sự thay đổi ít nhiều để phù hợp.
Tôi sợ ma nên vài phân đoạn dù chỉ tưởng tượng cũng gây hoảng sợ. Mỗi khi đóng xong tôi thấy rất mệt, tim đập nhanh. Đây là lần thứ 2 tôi bị ăn tát từ bạn diễn trên màn ảnh. Da tôi nhạy cảm, dễ tổn thương bầm tím nên nếu đánh đi đánh lại như cảnh chị Kim Xuân với Nam Thư chắc chắn không chịu nổi.
Do đó, tôi nói với đạo diễn chỉ nên quay 1 đến 2 lần vì nếu nhiều lần sẽ mất cảm xúc. Phần nữa tôi muốn mang cảm giác thật nhất của nhân vật vào phim. So với các diễn viên khác, tôi thấy phần việc bản thân không quá nặng nề.
- Làm nghề hơn 30 năm, tâm thế của chị với những lời chê bai lúc này thế nào?
Tôi chấp nhận mọi điều khán giả dành cho mình. Tôi diễn hay họ khen, diễn dở họ chê, điều đó dễ hiểu. Mọi người có yêu quý mới dõi theo và đưa ra nhận xét. Nếu không thích, chẳng ai rỗi hơi quan tâm bạn làm gì.
Chỉ một điều tôi lo sợ khán giả chán, không muốn xem Vân Dung. Mở tivi thấy phim hay hài có tôi, họ chịu bỏ thời gian ngồi thưởng thức đã vui lắm rồi.
Tôi là con người, có lúc làm đúng, làm sai chứ không bao giờ hoàn hảo. Người nghệ sĩ mà trọn vẹn, tỉnh táo quá thì chán lắm. Tôi không e dè hay sợ hãi vì biết bản thân đã nỗ lực, làm việc hết sức trong nghề.
- Khi thiên hạ rộn ràng chuyện xét duyệt NSƯT – NSND, Vân Dung như nằm ngoài lề. Thật lòng chị không quan tâm tới danh hiệu sao?
Nhiều người hỏi han tôi chuyện này nhiều lắm. Vài fan sốt ruột, bảo tôi sao không nộp hồ sơ xin xét duyệt để có danh hiệu cho bằng bạn bằng bè. Tôi bảo: “Ơ kìa! Tôi có đi thi đâu mà được”. Muốn được công nhận bạn phải đi thi và đạt huy chương, còn tôi thì không. Từ bé, tôi không có duyên học hành, thi cử, cứ thi là trượt. Nghĩ phần số chỉ thế nên tôi an phận, không trèo cao.
Trong dàn Táo quân hiện nay đều NSƯT, NSND, chỉ có mỗi tôi không có gì cả. Tôi không buồn, trái lại tự tin khi được giới thiệu vì Vân Dung một kiểu riêng, khác với mọi người. Tôi hay nói đùa trong một nhóm làm việc phải có giám đốc, trưởng phòng, nhân viên, ai cũng đòi làm sếp biết bảo nhau thế nào. Tôi là nhân viên quèn để dễ sống. (cười)
- Mỗi năm cận Tết lại xôn xao Táo Quân, cảm xúc trong chị sau 20 năm gắn bó với chương trình là gì?
Với tôi Táo Quân như một gia đình, là nơi đã giúp chúng tôi có được tình thương, sự quý mến từ công chúng. Không chỉ khán giả đâu mà bản thân chúng tôi háo hức được xuất hiện trước hàng triệu người mỗi dịp Tết đến.
Tôi và các đồng nghiệp vui vì ngần ấy năm được cống hiến, lăn xả hết mình. Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ dừng sân chơi này. Tất cả luôn mong được đóng đến khi không còn khả năng mới nghỉ.
Tất nhiên đấy chỉ là ước muốn, còn đi được bao xa là chuyện khác. Đến giờ tôi vẫn chưa nghe cấp trên thông tin lịch quay hình chương trình. Tôi hy vọng sớm được báo tin vui đến mọi người.
Không giàu có, chỉ đủ sống
![]() | ![]() |
- Vân Dung náo nhiệt trên sân khấu còn đời tư lại rất kín tiếng, vì điều gì một nghệ sĩ hài lại lựa chọn cách sống này?
Tôi tách bạch con người trên sân khấu và ngoài đời. Tính tôi vốn ít nói, ngại giao lưu và không hài hước tưng tửng như các vai diễn đâu. Nói đúng hơn, tôi ý thức trách nhiệm hình ảnh bản thân, gia đình và xã hội.
Cuộc sống mà, nghệ sĩ lại "làm dâu trăm họ" nên có nhiều chuyện trái khoáy. Tôi không để tâm, ngó nghiêng xem ai nói gì về mình. Tôi càng không tò mò về cuộc sống của người khác. Tính tôi hào sảng, sống tự do, thoải mái, quan niệm cứ cho đi rồi nhận lại. Tôi tin rằng nếu sống chân thành sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Con trai chị - diễn viên Long Vũ có thành tích bước đầu trong nghệ thuật. Chị chia sẻ với con ra sao?
Tôi tự hào, hãnh diện lắm chứ! Con tôi đã thực sự chăm chỉ để được ghi nhận, nỗ lực vượt ra cái bóng của mẹ. Ngày đầu khi con quyết định theo đuổi nghệ thuật, tôi bảo con rằng: “Đã chấp nhận theo nghề này phải thật chăm và giỏi, nếu không sẽ rất vất vả và nghèo lắm”.
Với tôi nghề này không xin xỏ hay dựa dẫm được, phải có tài năng và sự cố gắng. Tôi có thể giúp đỡ 1-2 lần tuy nhiên không thể cả đời đi xin khán giả yêu thương con được. Tôi rất mong bạn ấy trưởng thành, vững vàng làm nghề và đạt được thành công hơn mẹ.
- Vài đồng nghiệp bảo Vân Dung tích góp, "cày" không thua cánh đàn ông nên giờ chị sống rất thảnh thơi?
Cơ bản lúc này tôi được thoải mái làm điều bản thân thích. Giàu có dư dả thì không nhưng đủ để không lo về kinh tế hay cơm áo gạo tiền. Tôi chỉ sống nhờ nghệ thuật nên so với nhiều người còn kém xa lắm.
Niềm vui của tôi đơn giản là một ngày ngủ dậy thấy vẫn còn năng lượng, được làm nghề, khán giả ghi nhận, dành tình yêu thương. Nghệ sĩ bên cạnh thu nhập, danh tiếng tình cảm của khán giả vẫn là thứ quan trọng nhất, điều này có tiền không mua được.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
- Chị trông luôn lạc quan và vô tư, lúc gặp nỗi buồn giải tỏa thế nào?
Kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi tự thấy mình khác biệt, cá tính và nóng tính hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Khi may mắn nổi tiếng, tôi càng bàng quan, tự do trong nghệ thuật và cuộc sống. Đời con người ai chẳng có chuyện buồn, bất trắc, tôi không muốn phải đi kể lể hay khóc lóc. Tôi thích làm bạn với người có năng lượng tích cực. Tôi sợ sự ủ ê, than thở và chán chường lắm.
Ngày rảnh, tôi dành thời gian cho bản thân: tập thể thao, cùng bạn bè ăn uống, mua sắm, xem phim, nghe nhạc… và đặc biệt thích xem thời sự 19h. Tôi hay dặn mọi người xung quanh làm việc chầm chậm thôi để còn tận hưởng cuộc sống.
Trailer phim 'Quỷ cẩu'
Như vậy, giáo viên THCS sẽ áp dụng hệ số lương mới dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay giáo viên đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 - 6,38).
Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78 (hiện nay giáo viên đang hưởng lương theo hệ số lương từ từ 1,86 - 4,98).
Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 - 6,38 (hiện nay giáo viên đang hưởng lương theo hệ số lương từ 1,86 - 4,98).
Mức lương của giáo viên các cấp được tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Bảng lương giáo viên mầm non theo thông tư mới cụ thể như sau:
Bảng lương giáo viên tiểu học theo thông tư mới:
Bảng lương giáo viên THCS theo thông tư mới:
Bảng lương giáo viên THPT theo thông tư mới:
Thúy Nga
Giáo viên mầm non sẽ có hệ số lương cao nhất là 6,38. Như vậy, với mức lương cơ sở như hiện nay, lương của giáo viên mầm non cao nhất là 9,506 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm phụ cấp).
" alt=""/>Chi tiết bảng lương mới của giáo viên các cấp từ ngày 20/3